Những người đủ điều kiện định cư theo các diện F1, F2A, F2B, F3 và F4
Xử lý thủ tục nhập cư Hoa Kỳ có vẻ khó khăn, nhưng nắm bắt được các chi tiết cụ thể về phân loại thị thực sẽ giúp bạn điều hướng thành công. Các tùy chọn thị thực F khác nhau không chỉ thúc đẩy kết nối gia đình mà còn mở đường cho một cuộc sống thịnh vượng ở Hoa Kỳ. Cho dù đơn xin của bạn thuộc diện F1, F2A, F2B, F3 hay F4, mỗi loại đều có các thủ tục riêng biệt. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong hành trình nhập cư của mình một cách suôn sẻ.
Có hai loại thị thực:
Thị thực họ hàng trực hệ
Những loại thị thực này dành cho họ hàng gần của công dân Hoa Kỳ, chẳng hạn như vợ/chồng, con cái chưa lập gia đình dưới 21 tuổi hoặc cha mẹ. Có số lượng thị thực không giới hạn cho loại thị thực này. Những loại thị thực này bao gồm:
- IR1 và CR1 dành cho vợ/chồng
- IR2 dành cho con cái
- IR5 dành cho cha mẹ
Thị thực ưu tiên gia đình
Mỗi năm, một số lượng hạn chế thị thực ưu tiên gia đình được dành riêng cho những người thân khác của công dân Hoa Kỳ, chẳng hạn như con cái hoặc anh chị em đủ điều kiện. Bao gồm:
- Thị thực F1 dành cho con cái chưa lập gia đình từ 21 tuổi trở lên
- Thị thực F3 dành cho con cái đã lập gia đình
- Thị thực F4 dành cho anh chị em
Vợ/chồng và con cái chưa lập gia đình của thường trú nhân hợp pháp (người sở hữu Thẻ xanh). Bao gồm:
- Thị thực F2A dành cho vợ/chồng và con chưa lập gia đình dưới 21 tuổi
- Thị thực F2B dành cho con chưa lập gia đình từ 21 tuổi trở lên
Cách nộp đơn xin thường trú cho thành viên gia đình
Để bảo lãnh thành viên gia đình, hãy nộp Mẫu I-130 của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS). Mỗi người bạn bảo lãnh cần một Mẫu I-130 riêng. Bạn có thể nộp mẫu trực tuyến hoặc qua thư.
Quy trình để người thân của bạn nhập cư vào Hoa Kỳ yêu cầu cả bạn, với tư cách là người bảo lãnh, và người thân của bạn, với tư cách là người nộp đơn xin thị thực, phải hoàn thành các bước cần thiết.
Quy trình này khác nhau tùy thuộc vào việc thành viên gia đình của bạn đã ở Hoa Kỳ hay ở nước ngoài.
- Nếu thành viên gia đình của bạn ở Hoa Kỳ – Tìm hiểu về Điều chỉnh tình trạng
- Nếu thành viên gia đình của bạn ở ngoài Hoa Kỳ – Tìm hiểu các bước để Xử lý Lãnh sự
Bước đầu tiên của quy trình xin thị thực nhập cư bạn cần nộp Mẫu đơn I-130.
1. Diện F1, Con ruột của công dân Mỹ
- Con cái chưa kết hôn của công dân Mỹ, bất kể độ tuổi
- Phải chứng minh mối quan hệ giữa cha/mẹ/con hợp pháp
- Chú ý: Diện sẽ chuyển thành F3 nếu đương đơn đã kết hôn.
Diện F2A, Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường trú Nhân (thẻ Xanh)
- Vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi chưa kết hôn của Thường Trú Nhân Mỹ
- Chứng minh mối quan hệ hôn nhân của cha mẹ cùng với (những) người con hợp pháp
- Chú ý: Mỗi thành viên gia đình cần phải có hồ sơ riêng khi người bảo lãnh nhập tịch Mỹ.
3. Diện F2B, Con độc thân trên 21 tuổi của Thường trú Nhân (thẻ Xanh)
- Con cái trên 21 tuổi chưa kết hôn của Thường Trú Nhân Mỹ
- Chứng minh mối quan hệ hôn nhân của cha mẹ cùng với (những) người con hợp pháp
- Chú ý: Hồ sơ bảo lãnh không còn hiệu lực nếu đương đơn kết hôn trước khi người bảo lãnh nhập tịch.
4. Diện F3, Con đã lập gia đình (đã kết hôn)
- Con cái đã kết hôn (bất kể độ tuổi) của công dân Mỹ
- Chứng minh mối quan hệ hôn nhân của cha mẹ cùng với (những) người con hợp pháp
- Chú ý: Vợ/chồng và các con dưới 21 tuổi chưa kết hôn của đương đơn cũng được xin visa theo diện này.
5. Diện F4, Anh/chị/em của công dân Mỹ
- Anh/chị/em ruột của công dân Mỹ
- Người bảo lãnh (công dân Mỹ) phải từ 21 tuổi trở lên
- Chứng minh mối quan hệ anh/chị/em ruột hợp pháp
- Chú ý: Vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi chưa kết hôn của đương đơn cũng được xin visa theo diện này.
Thủ tục xin visa định cư Mỹ của các diện F
- Người bảo lãnh nộp hồ sơ lên Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS – United States Citizenship and Immigration Services)
- Sau 1-2 tuần USCIS sẽ gửi thông báo (Đơn I-797C Notice of Action – thường gọi tắt là NOA) đã tiếp nhận hồ sơ kèm theo số hồ sơ (WAC1234567890) đến người bảo lãnh và người được bảo lãnh
- Sau đó USCIS sẽ tiếp tục duyệt xét và chấp thuận (hoặc không chấp thuận, hoặc cần bổ túc thêm tài liệu) của hồ sơ bảo lãnh này, thường trong vòng 6-12 tháng (tuỳ vào thời điểm có nhiều hoặc ít hồ sơ tại USCIS) sẽ có kết quả
- Nếu được chấp thuận, USCIS sẽ chuyển hồ sơ đã được chấp thuận đến Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC – National Visa Center).
Từ NVC đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố của người được bảo lãnh
- NVC sẽ gửi bản hướng dẫn về thủ tục, giấy tờ cần thiết cho người bảo lãnh và người được bảo lãnh
- Người được bảo lãnh đóng phí visa, làm bảo trợ tài chính, điền đơn và nộp giấy tờ theo yêu cầu của NVC
- Sau khi mọi yêu cầu đã được nhận và chấp thuận, NVC sẽ chuyển hồ sơ đã hoàn tất đến Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam.
Phỏng vấn và nhận Visa
- Lãnh sự quán tại khu vực của người được bảo lãnh sẽ gửi thư mời phỏng vấn, hướng dẫn kiểm tra sức khỏe và chuẩn bị những giấy tờ cầm mang theo trong ngày phỏng vấn
- Người được bảo lãnh sẽ tham gia phỏng vấn tại Lãnh sự quán để chứng minh mối quan hệ và mục đích nhập cảnh của mình
- Nếu phỏng vấn thành công, visa sẽ được gửi đến địa chỉ của bạn trong vòng 2 tuần. Lên đường đến vùng đất hứa ngay thôi!